Hà Lan
Ảnh: NVCC
Bà Châu Thị Thu Nga, một doanh nhân có tiếng kinh doanh bất động sản tại Hà Nội, đồng thời cũng là đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, vừa bị bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông tin ban đầu được cho là bà Châu Thị Thu Nga và những người liên quan đã thu tiền góp vốn của các nhà đâu tư khi dự án B5 Cầu Diễn chưa được cấp phép, dẫn đến mất khả năng thanh toán khoảng 300 tỷ đồng. Trước đó, Cơ quan điều tra cũng đã bắt nguyên Tổng Giám đốc dự án này.
Bà Châu Thị Thu Nga, được biết đến như một đại gia bất động sản khi thị trường còn “sốt nóng” với hàng loạt dự án do Housing Group mà bà Nga là chủ tịch HĐQT đầu tư trên địa bàn TP Hà Nội. Cho đến nay, sau nhiều năm các dự án này vẫn chỉ là những dự án “nổ” trong khi hằng trăm tỷ đồng bà Nga và những người liên quan đã thu tiền góp vốn từ khách hàng, nhà đầu tư. Điển hình là B5 Cầu Diễn, Dự án Phú Thượng, Dự án Thượng Đình Plaza…
B5 Cầu Diễn và thế “tiến thoái lưỡng nan” của người góp vốn
Dự án B5 Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) là dự án liên doanh giữa 2 đơn vị là Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư nhà đất Housing (Housing Group). Trong đó, tỷ lệ góp vốn Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội là quyền sử dụng đất chiếm 40%, Tập đoàn Housing là 60% góp bằng tiền mặt để thực hiện dự án.
Năm 2010-2011, dự án B5 Cầu Diễn rất “hot” trên thị trường với giá giao dịch khoảng 10-15 triệu đồng/m2.
Dự án B5 Cầu Diễn
Với những lời giới thiệu hấp dẫn về dự án như nằm trong tổng thể quy hoạch Khu đô thị Thành phố Giao lưu nằm trên mặt đường Hoàng Quốc Việt (kéo dài), được thiết kế với 6 tòa nhà hiện đại, trên 40 tầng với số lượng gần 2.000 căn hộ… đã khiến nhiều khách hàng “dốc hầu bao” góp vốn. Khi đó đã có hàng trăm nhà đầu tư lao vào góp vốn với tỷ lệ 30% với giá trị đóng khoảng 450-600 triệu đồng tùy từng căn.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu được biết Dự án B5 Cầu Diễn trước đây là khu đất có ký hiệu CT5 thuộc dự án KĐT Thành phố giao lưu, được xây dựng công trình khu nhà ở tái định cư CT1 và CT5 do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, khu CT1 đã xây dựng. Sau đó, UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh giao lại cho Liên danh Côngty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhà đất là chủ đầu tư.
Diện tích đất sử dụng cho dự án là 23.352m2, quy mô 3 toà chung cư cao 21 tầng và 36 nhà vườn. Tổng mức đầu tư là 279,3 tỷ đồng. Sản phẩm kinh doanh được phân chia theo tỷ lệ hợp tác.
Tuy nhiên, sau nhiều năm góp vốn, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc. Sau đó, nhiều cuộc gặp giữa khác hàng và Housing Group đã diễn ra, nhiều khách hàng muốn rút vốn khỏi dự án nhưng đều “tiến thoái lưỡng nan”, và đều nhận được những lời hứa suông của bà Nga.
Dự án Phú Thượng –Tây Hồ
Dự án này được giới thiệu là 1 tòa nhà chung cư 12 tầng, tổng diện tích sàn là 9.232,8m2 và khu nhà thấp tầng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên, khi xây đến tầng 1 của tòa nhà thì dự án đã chìm trong tình trạng “đắp chiếu”.
Dự án được khởi công từ 2009, nhiều khách hàng đã ký hợp đồng mua và đóng tới 60% giá trị căn hộ, có khách hàng đã nộp nhiều hơn. Tuy nhiên, sau 7 năm đóng tiền cho Housing Group để kỳ vọng có được ngôi nhà mơ ước thì giờ đây khách hàng đã “ngã ngửa” khi được biết dự án bị “bỏ hoang” lâu nay, sắt thép hoen gỉ. Dự án không hẹn ngày hoàn thiện.
Trong nhiều năm nay, rất nhiều lần các khách hàng mua căn hộ ở dự án này đã kéo nhau tới trụ sở Housing Group để khiếu nại, đến công trình dự án căng băng rôn đòi quyền lợi nhưng đều bị từ chối.
Thượng Đình Plaza
Những năm 2010, Thượng Đình Plaza cũng nổi lên như một dự án “hot” trên thị trường bởi dự án này được Housing Group quảng bá là một Tổ hợp thương mại cao cấp, căn hộ sang trọng, lại được đầu tư xây dựng trên khu đất số 132 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân,Hà Nội) là vị trí đắc địa của thủ đô Hà Nội nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông huyết mạch… Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ quý 1/2012, dự kiến bàn giao nhà quý 4/2015.
Từ tầng 8 đến tầng 28, được các căn hộ cao cấp có diện tích từ 78m2 đến 132 m2. Đặc biệt từ tầng 29 đến tầng 30 là các căn hộ penhouse thông 2 tầng với diện tích từ 211 m2 đến 250m2.
Theo tìm hiểu, thông qua Công ty CP Quỹ đầu tư bất động sản VPREIT và CTCP Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp (gọi tắt là Cty MC&BS) chủ đầu tư đã huy động vốn triển khai dự án từ năm 2010.
Theo thỏa thuận, hợp đồng cho vay giữa khách hàng với VPREIT chỉ kéo dài 18 tháng, nhiều khách hàng đã cho vay tới gần 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến cuối 2013 đã quá thời hạn thỏa thuận nhưng chủ dự án vẫn không thể chuyển đổi hợp đồng vay vốn sang hợp đồng mua bán nhà, cũng như không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhiều nhà đầu tư, khách hàng đã nghi ngờ năng lực của chủ đầu tư, và đặt ra câu hỏi tiền huy động của khách hàng đã được các bên huy động cùng chủ đầu tư mang đi đâu? Tại sao dự án không được thực hiện? Trong khi, đã nhiều lần khách hàng yêu cầu rút vốn nhưng không được giải quyết.
Điểm đáng chú ý ở dự án này, đó là hợp đồng vay giữa VPReit và khách hàng do ông Phan Thành Mai làm Tổng Giám đốc ký năm 2010. Ông Phan Thành Mai cũng đã bị bắt tạm giam khi đang giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hồi tháng 7 năm 2014.
Vụ việc bà Châu Thị Thu Nga bị bắt tạm giam phục vụ công tác điều tra vào tối 7/1/2015, khiến nhiều dự án bất động sản của Housing Group vốn dĩ đã lỗi hẹn khách hàng từ lâu, nay tương lai lại thêm mù mịt.
Theo Nhật Minh(Infonet)
Dự án ‘bánh vẽ’ và những cú lừa nghìn tỷ" alt=""/>Bà chủ Housing Group bị bắt: Hàng loạt dự án 'nổ' sẽ đi về đâu?Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Nguyễn Thanh Quang cho biết: Khoảng 9h30 ngày 2/3, Trung tâm nhận được tin báo có nhiều trẻ tại Trường Tiểu học Phạm Văn Đồng và Trường Mầm non Phú Lộc (cùng đóng tại xã Phú Lộc, huyện Tân Phú) bị ngộ độc thực phẩm.
![]() |
Hàng chục học sinh phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM. |
Trung tâm đã huy động y bác sĩ, điều xe đến hiện trường, đưa 73 trẻ đi cấp cứu. Các cháu nhập viện với triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, đau đầu.
Sau khi được điều trị, đến 15h cùng ngày, gần 60 em đã xuất viện, số còn lại đang tiếp tục được theo dõi. Căn cứ quá trình hồi phục của bệnh nhi, dự kiến trong tối 2/3 sẽ có 7 – 8 trẻ tiếp tục được xuất viện, số còn lại có thể sẽ xuất viện vào ngày 3/3.
Ông Quang cho biết: "Trước khi mắc phải triệu chứng nghi do ngộ độc thực phẩm, số học sinh này đã uống sữa tại trường học. Tuy nhiên, nguyên nhân ngộ độc do sữa hay do thức ăn phải chờ kết quả xét nghiệm”.
Theo ông Trần Bá Đạt, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú, sau khi nắm thông tin sự việc trên, UBND huyện Tân Phú đã chỉ đạo ngành chức năng vào cuộc, tích cực điều trị cho học sinh.
Số sữa mà học sinh Trường Tiểu học Phạm Văn Đồng và Trường Mầm non Phú Lộc uống sáng 2/3 là sữa thuộc Đề án sữa học đường của tỉnh Đồng Nai. Trong sáng cùng ngày, ngành chức năng huyện Tân Phú đã báo cáo sự việc cho Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai, mời doanh nghiệp cung cấp sữa đến làm việc.
Các cơ quan liên quan đã niêm phong lô sữa mà học sinh uống, gửi mẫu đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai để xét nghiệm, tìm nguyên nhân. Hiện chưa thể xác định được nguyên nhân các trẻ phải nhập viện, để tránh xảy ra sự việc tương tự, huyện Tân Phú chỉ đạo các trường trong toàn huyện tạm dừng, không cho trẻ tiếp tục uống sữa từ Đề án sữa học đường.
Đề án sữa học đường được Đồng Nai triển khai thí điểm từ cuối năm 2014 với kinh phí hơn 1.300 tỷ đồng. Hiện Chương trình được thực hiện tại toàn bộ các trường, cơ sở mầm non của tỉnh Đồng Nai và khối lớp một của các trường tiểu học thuộc một số huyện. Để thụ hưởng đề án, phụ huynh phải đóng 35% chi phí, số còn lại do doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước chi trả.
Theo Công Phong/TTXVN
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hơn 100 trẻ mầm non Trường Mầm non Hương Lung nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn chiều ngày 16/11.
" alt=""/>Hơn 70 học sinh nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm